1. Niềng răng mắc cài sứ là gì?
2. Ưu điểm & nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
Tính thẩm mỹ cao, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế | Có thể bị vỡ nếu ăn nhai đồ cứng, dính hoặc hoạt động mạnh |
Chất liệu an toàn, lành tính với người dùng | Giá thành cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại |
Độ bền tương đối cao |
3. Đối tượng nên niềng mắc cài sứ
Đối tượng nên sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài sứ:
- Người răng khấp khểnh, răng thưa, răng móm, răng hô,…
- Bị sai lệch khớp cắn
- Người bị lệch hàm, lệch mặt, méo mặt,…
- Người cần phải giao tiếp, lên hình, xuất hiện trước công chúng nhiều.
4. Phân loại mắc cài sứ hiện nay
4.1. Mắc cài sứ thông thường
Mắc cài sứ thông thường có nguyên lý tương tự với mắc cài kim loại. Sử dụng thun buộc để đảm bảo rằng dây cung được giữ vững trong mắc cài và không di chuyển ma sát với răng.
Mặc dù là phương pháp được nhiều người lựa chọn, nhưng mắc cài sứ thông thường cũng có một số nhược điểm. Đó là việc thiếu sự đàn hồi và ổn định, dễ dàng bung sút trong quá trình niềng, gây khó khăn trong việc di chuyển vị trí mong muốn cho răng. Để đạt được kết quả tối ưu, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia và lựa chọn loại mắc cài phù hợp.
4.2. Mắc cài sứ tự buộc
Quá trình niềng răng mắc cài sứ thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng, trong một số trường hợp có thể lên đến 36 tháng. Cụ thể, từng giai đoạn trong quá trình niềng được diễn ra như sau:
- Giai đoạn 1 (từ 3 – 4 tháng hoặc 6 – 8 tháng): Dàn đều răng và làm phẳng cung răng.
- Giai đoạn 2 (từ 8 – 12 tháng): Đóng khoảng
- Giai đoạn 3 (3 – 4 tháng): Tinh chỉnh răng
- Giai đoạn 4 (1-2 tháng): Cố định răng và tháo mắc cài.
Tuy nhiên, thời gian niềng thường không cố định mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Tình trạng răng ban đầu: Niềng răng mắc cài sứ giúp khắc phục tình trạng răng hô, móm, thưa, khấp khểnh,… Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của răng, thì sẽ quyết định thời gian niềng có lâu hay không.
- Độ tuổi niềng răng: Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là 7 – 13 tuổi. Khi đã đến tuổi trưởng thành (sau 25 tuổi), răng và hàm đã phát triển, nên thời gian có thể kéo dài lâu hơn.
- Tay nghề của bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ có phác đồ điều trị chính xác, phù hợp, từ đó sẽ rút ngắn thời gian điều trị.
- Việc chăm sóc răng miệng: Nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách, mắc cài dễ bị bung và ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
6. Chi phí niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ chi phí cao hơn so với phương pháp thông thường. Mức chi phí cho quá trình niềng răng mắc cài sứ hiện tại dao động từ 29 – 45 triệu đồng. Sự chênh lệch này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng ban đầu, loại mắc cài sử dụng, và chính sách giá của từng nha khoa. Đối với những ai đang tìm kiếm phương pháp chỉnh nha vừa hiệu quả vừa đảm bảo tính thẩm mỹ thì đây là một đầu tư xứng đáng.
7. Lưu ý khi niềng răng mắc cài sứ
7.1. Trước khi niềng
Trước khi quyết định chọn niềng răng mắc cài sứ, cần tìm hiểu kĩ các địa chỉ niềng răng có uy tín, đồng thời xác định chi phí niềng răng một cách rõ ràng.
Lựa chọn nha khoa đáng tin cậy và có kế hoạch điều trị rõ ràng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình niềng răng. Bạn cần thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị, thời gian dự kiến, và mọi chi tiết quan trọng liên quan đến quá trình niềng. Đồng thời, việc chuẩn bị tâm lý và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng rất quan trọng.
7.2. Trong khi niềng
Mắc cài sứ có nhược điểm là dễ bị vỡ, mẻ nếu như bị tác động mạnh. Nên trong quá trình niềng, bạn cần lưu ý chọn những loại thực phẩm mềm, nhỏ và dễ nhai để tránh tác động lực lên răng, mắc cài và dây cung. Ngoài ra, cần chải răng với lực nhẹ, theo chiều từ trên xuống dưới, và nên kết hợp với tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
7.3. Sau khi niềng
Sau khi tháo niềng, bạn cần lưu ý đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Việc đeo hàm duy trì không chỉ giúp giảm tác động mạnh lên răng mà còn tránh tình trạng răng dịch chuyển khi mới tháo niềng.