1. Tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng khi niềng
Những yếu tố như đồ ăn, thức uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi không duy trì vệ sinh nướu và răng đúng cách sau mỗi bữa ăn. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng đối với người đang trong quá trình niềng răng, khi việc chăm sóc răng miệng cần lưu ý hơn cả.
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, mỗi phương pháp lại có cách chăm sóc riêng biệt. Tuy nhiên tựu chung lại, việc chăm sóc răng khi niềng giúp làm sạch thức ăn bám vào kẽ răng, mắc cài hay dây thun. Nếu không làm sạch kịp thời sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho việc hình thành mảng bám.
Vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám có thể hấp thụ đường và chuyển hóa nó thành axit, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vấn đề như sâu răng, viêm nướu,… Vì vậy, quá trình chăm sóc sau niềng răng trở nên cực kỳ quan trọng để giúp bề mặt răng luôn duy trì trong tình trạng chắc khỏe.
2. Những lưu ý chăm sóc răng khi niềng
Chăm sóc răng khi niềng cần lưu ý những gì là điều được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng nhất để duy trì hàm răng khỏe mạnh:
2.1. Chọn bàn chải, kem đánh răng và lưu ý khi chải răng
Để đảm bảo vệ sinh răng hiệu quả, việc lựa chọn bàn chải cũng là yếu tố quan trọng. Nên ưu tiên chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải thuôn, có thể đi sâu vào bên trong miệng. Đồng thời, lựa chọn kem đánh răng không gây ê buốt, có độ mài mòn thấp và nên chứa fluoride, một thành phần giúp bảo vệ răng hiệu quả.
Quy trình vệ sinh răng cũng cần tỉ mỉ và đúng kỹ thuật. Bạn cần vệ sinh răng kĩ càng, ít nhất là 2 đến 3 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn chính và không quên chải cả mắc cài. Nguyên tắc chung là chải dọc hoặc xoay tròn trên tất cả các bề mặt răng, bao gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Khi chải phần mắc cài, hãy chú ý đến cả phần cao, phần thấp, và phần bên để đảm bảo loại bỏ mọi thức ăn còn bám trên răng.
Chải lưỡi là điều vô cùng cần thiết nhưng thường bị bỏ quên. Khoảng 70% vi khuẩn tập trung ở lưỡi, vì vậy việc làm sạch lưỡi không chỉ giúp duy trì hơi thở thơm mát mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
2.2. Dùng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
2.3. Dùng nước súc miệng
Việc sử dụng nước súc miệng đóng vai trò quan trọng và được khuyến khích bởi nhiều chuyên gia. Theo khuyến cáo, việc lựa chọn nước súc miệng chứa fluoride không chỉ giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây ê buốt mà còn giữ cho hàm răng trở nên chắc khỏe hơn trong quá trình niềng răng.
Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn còn đọng ở kẽ răng, giúp giảm nguy cơ gây sâu răng, viêm nướu, ê buốt răng,… Bạn có thể sử dụng trực tiếp nước súc miệng hoặc pha loãng để giảm độ cay cho khoang miệng nhưng vẫn đảm bảo việc làm sạch.
2.4. Lấy cao răng 6 tháng / lần
Chân răng là nơi dễ hình thành mảng bám và vôi răng, do các loại vi khuẩn, muối calcium trong nước bọt và thức ăn tích tụ khiến mảng bám ngày càng dày. Khi vôi răng đã hình thành, việc sử dụng bàn chải đánh răng thông thường để làm sạch không còn hiệu quả nữa. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng, việc để vôi răng tồn tại trong thời gian dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, như viêm nha chu, hôi miệng… Do đó, quy trình cạo vôi răng định kỳ, tốt nhất là mỗi 6 tháng một lần, là một phương pháp hiệu quả để duy trì sức khỏe nha khoa.