Bung Mắc Cài Niềng Răng Phải Làm Sao? “Chữa Cháy” Nhanh

Việc bung mắc cài niềng răng không phải là tình trạng hiếm gặp. Nếu không xử lý kịp thời, điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình niềng răng và kéo dài thời gian điều trị. Vậy nguyên nhân bung mắc cài do đâu? Nên làm gì khi mắc cài bị tuột? Và làm gì để hạn chế vấn đề này? Trong bài viết này, cùng ICARE giải đáp những câu hỏi trên.

Dấu hiệu mắc cài bị tuột

Để phát hiện ngay tình trạng bung mắc cài khi đang niềng răng, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu như sau:

  • Mắc cài lỏng lẻo, di chuyển trên dây cung dễ dàng.
  • Mắc cài bong hẳn ra khỏi dây cung.
  • Cảm nhận đau nhức và khó chịu tại vị trí mắc cài.

Để đảm bảo chính xác, hãy tự kiểm tra mắc cài qua gương hoặc, nếu cần, hãy đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp phù hợp.

Nguyên nhân bị bung mắc cài niềng răng

Do thói quen sinh hoạt

  • Việc ăn những thực phẩm cứng, dính như bánh kẹo, các loại hạt có thể gây bung mắc cài, do tác động lực trực tiếp. Nên sau khi gắn mắc cài, nha khoa thường dặn bệnh nhân chỉ nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai và cần xé nhỏ thức ăn trước khi ăn.
  • Quy trình vệ sinh bao gồm các bước như súc miệng, chải răng đúng cách, kết hợp với bàn chải kẽ, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng. Nếu lực chải răng không được kiểm soát có thể gây mòn men răng, dẫn đến tình trạng bung mắc cài.
  • Thói quen nghiến răng, thường xuất hiện khi có căng thẳng tâm lý hoặc tác động ngoại lai, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mắc cài. Việc nghiến răng trực tiếp gây bung mắc cài, hỏng men răng và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chỉnh nha.

Do kênh khớp

Ngay sau khi mắc cài được gắn, thậm chí ngay cả khi chưa bắt đầu ăn nhai, việc bung mắc cài có thể xảy ra mà không cần đến lực cắn mạnh. Điều này do điểm kênh khớp giữa hàm trên và hàm dưới khi gắn mắc cài. Khi bị kênh khớp, chỉ cần một lực cắn nhẹ, mắc cài cũng có thể bung ra một cách dễ dàng.

Do khí cụ kém chất lượng

Nguyên nhân mắc cài bị bung do khí cụ kém chất lượng thường xuất phát từ việc sử dụng khí cụ được sản xuất từ chất liệu không đồng đều, có lỗi sản xuất, hoặc không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng. Chất liệu kém chất lượng, lỗi kỹ thuật, và thiết kế không đúng khiến khí cụ nhanh hỏng và giảm độ bền của mắc cài.

Sự không chính xác trong kích thước có thể dẫn đến hiện tượng mắc cài bung. Việc lựa chọn khí cụ từ nha khoa đáng tin cậy, tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất là điều quan trọng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả và an toàn.

Bị bung mắc cài thì cần làm gì?

Đến nha khoa để gắn mắc cài

Sau khi phát hiện mắc cài bị bung hẳn ra ngoài, bạn nên giữ lại và đến nha khoa để gắn lại mắc cài. Tùy vào tình trạng của mắc cài và nhu cầu của bạn, nha sĩ sẽ thực hiện gắn lại mắc cài cũ hoặc mắc cài mới. Đồng thời, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết của dây cung để đảm bảo độ chắc chắn của hệ thống khí cụ, hạn chế tình trạng bung mắc cài.

Loại bỏ dị vật nếu nuốt phải

Trong trường hợp lỡ nuốt phải mắc cài, bạn cần tới bệnh viện để loại bỏ dị vật. Lưu ý, tuyệt đối không nên tự lấy mắc cài ra khỏi cổ họng, khoang miệng, và không cố uống nước để dị vật trôi xuống bụng. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa và gây khó khăn cho việc lấy ra.

Dùng sáp nha khoa để cố định mắc cài

Nếu chưa thể đến nha khoa để xử lý mắc cài bị bung, bạn có thể “chữa cháy” tại nhà bằng việc sử dụng sáp nha khoa, điều này giúp hạn chế việc cọ sát dây cung vào mô mềm gây đau rát. Bạn vo tròn sáp nha khoa và cố định lên phần mắc cài và dây cung. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, bạn cần di chuyển tới nha khoa để có phương án xử lý tốt nhất.

Ngoài ra, trong thời gian mắc cài bị tuột, cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên ăn uống đồ cứng để tránh việc mắc cài bị tuột thêm và nuốt vào bụng.
  • Hạn chế vận động mạnh để giảm tác động lực vào mắc cài.
  • Nhanh chóng đến nha khoa để gắn mắc cài, hoặc bệnh viện để lấy dị vật nếu đã lỡ nuốt phải.

Cách hạn chế việc bung mắc cài niềng răng

Để hạn chế việc bung mắc cài và duy trì quá trình niềng răng được diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai và nước uống có gas. Có chế độ ăn uống khoa học, nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai như soup, cháo,… các loại thịt, rau củ cần cắt nhỏ để giảm lực lên răng, mắc cài.
  • Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, hạn chế tác động trực tiếp lên khí cụ. Có thể sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để việc làm sạch thêm hiệu quả.
  • Hạn chế vận động mạnh gây ảnh hưởng tới mắc cài.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và sử dụng vật liệu niềng răng có chất lượng đảm bảo.

Bị bung mắc cài để lâu có sao không?

Mắc cài đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và duy trì sự ổn định của lực tác động trong quá trình chỉnh nha. Nếu mắc cài bị bung mà không xử lý ngay thì sẽ để lại nhiều hậu quả. Mắc cài bị lỏng hoặc tuột ảnh hưởng tới việc giảm lực nắn chỉnh răng, dẫn đến việc di chuyển răng không đúng và kéo dài thời gian điều trị.

Đồng thời, bung mắc cài gây tổn thương trực tiếp tới mô mềm. Ngoài ra, nếu nuốt phải mắc cài vào bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra hiệu quả, cần giữ khí cụ đúng cách và đến nha khoa xử lý nếu bị bung mắc cài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *