Ngày nay, việc bọc sứ là một giải pháp phổ biến để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là liệu răng bọc sứ có niềng được không? Trong bài viết này, cùng ICARE khám phá sâu hơn về phương pháp này, những yếu tố cần được xem xét trước khi thực hiện niềng cho răng bọc sứ.
Răng bọc sứ có niềng được không?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng bị mất, răng hỏng, không đều màu,… một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bọc răng sứ không thể khắc phục hoàn toàn các trường hợp răng chìa, khấp khểnh nặng, răng mọc lộn xộn, khớp cắn sâu, hay tình trạng hô hàm và căn chỉnh gương mặt cân đối. Vì thế, nhiều người đã bọc răng sứ nhưng vẫn có nhu cầu niềng răng nhằm khắc phục các yếu tố trên.
Với câu hỏi “răng bọc sứ có niềng được không” thì các chuyên gia tại ICARE đưa ra câu trả lời là có thể niềng được, nhưng cần cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau, như bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nha khoa uy tín và đưa ra quy trình điều trị cụ thể, để tránh tình trạng bị vỡ, ảnh hưởng đến cùi răng bên trong.
Trong trường hợp, khách hàng vẫn muốn niềng răng cho răng đã bọc sứ, thì cần đánh giá dựa theo các yếu tố sau đây:
Mô răng còn lại nhiều hay không
Khi bọc răng sứ, bạn cần mài một phần răng thật để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp này. Nếu trường hợp mài không quá nhiều, bạn vẫn có thể thực hiện niềng răng. Khi niềng răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài trực tiếp lên răng sứ và di chuyển lực thông qua răng sứ này. Vì răng sứ có giới hạn di chuyển hơn so với răng thật, nên có thể răng sứ bị bật ra trong quá trình niềng, đồng nghĩa với việc bạn phải thay lại toàn bộ răng sứ đã làm trước đó. Vì thế, đánh giá tình trạng mô răng là rất quan trọng.
Răng sứ có được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn hay không
Nếu răng sứ không khít hoặc không được dính chặt có thể bật ra trong quá trình niềng. Độ kít của răng sứ không chỉ đảm bảo sự ổn định, mà còn giúp răng thật đủ khỏe sau khi niềng. Nha sĩ thường sử dụng cây thăm khám rà vùng chân răng sứ để kiểm tra, nếu có khe hở, bạn cần phải điều trị hoặc thay thế răng sứ trước khi niềng răng.
Răng sứ có bị cứng khớp hay không
Nha sĩ sẽ kiểm tra các răng đã được lấy tủy chưa và có dấu hiệu của cứng khớp hay không. Quá trình lấy tủy và mài răng sẽ khiến cho việc niềng răng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là trong trường hợp các răng đã bị mất nhiều mô răng hoặc đã bị mài cụt.
Giới hạn di chuyển của răng
Trường hợp răng khấp khểnh nặng, thì việc kéo răng khi niềng cũng cần được bác sĩ cân nhắc kĩ lưỡng. Bởi sau khi điều trị, cần đảm bảo chân răng vẫn khỏe mạnh mà không bị tiêu chân hay chân răng bật ra khỏi xương.
Ngoài ra, nếu bọc răng sứ đơn lẻ thì bác sĩ cần chỉnh răng sứ và cùi răng về vị trí mong muốn. Và cần sử dụng keo chuyên dụng để cố định mắc cài, vì răng sứ không có độ bám cao như răng thật. Còn đối với trường hợp bọc răng sứ toàn hàm, bác sĩ cần áp dụng kĩ thuật cao và xếp dàn đều răng nên không cần đến niềng răng sứ.
Những trường hợp có thể niềng răng khi mất răng sứ
Làm răng sứ do mắc bệnh lý răng miệng
Khi gặp các vấn đề bệnh lý của răng miệng như sâu răng hay viêm nha chu, việc bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ răng và cải thiện chức năng nhai. Trong trường hợp này, nếu răng gặp tình trạng lệch lạc, hô, móm thì niềng răng vẫn là phương án có thể được thực hiện.
Bọc răng sứ để tăng thẩm mỹ
Bọc răng sứ là giải pháp phổ biến để cải thiện thẩm mỹ, đặc biệt khi răng bị ố vàng. Tuy nhiên, với trường hợp này vẫn có thể thực hiện niềng răng.
Mất răng đơn lẻ
Khi mất răng đơn lẻ, việc làm cầu sứ để thay thế cũng là một sự lựa chọn. Tuy nhiên, sau này nếu loại bỏ cầu sứ và thay thế bằng mão sứ đơn lẻ, việc niềng răng có thể được xem xét để điều chỉnh vị trí của răng thật. Tuy nhiên, việc năng răng trong trường hợp đã bọc sứ cũng cần thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng răng sứ bị vỡ và ảnh hưởng đến răng thật. Do đó, bạn cần tìm kiếm địa chỉ niềng răng uy tín và chọn bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao.
Như vậy, việc niềng răng sau khi đã bọc răng sứ là biện pháp hoàn toàn có thể thực hiện, nhưng cần lưu ý nhiều yếu tố. Bạn cần thăm khám tại các nha khoa uy tín để được đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng thật và răng sứ, cũng như các yếu tố liên quan đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sau này. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn bác sĩ uy tín và có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo không có bất cứ rủi ro nào.